1. hoàng huyền

    hoàng huyềnThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    22 Tháng mười hai 2016
    Bài viết:
    18

    HCM Thủ tục mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi hoàng huyền, 22 Tháng mười hai 2016.

    Kính chào Luật sư. Đầu năm chúc Luật sư & gia đình sức khỏe, công tác tốt. Kính chúc quý công ty làm ăn phát triển & thịnh vượng.
    Tôi có một câu hỏi như sau: Năm 2015 công ty tôi tiến hành cổ phần hóa và tôi đã làm đơn cam kết làm việc lâu dài tại công ty là 5 năm. Đã được công ty cho đăng ký mua cổ phần theo năm cam kết là 1000 cổ phần. Nay hợp đồng làm việc của tôi đã hết thời hạn và tôi không có nhu cầu làm việc tại công ty nữa, do đó tôi muốn bán lại cổ phần đã mua theo năm cam kết lại cho công ty thì cần tiến hành thủ tục như thế nào? Xin trân thành cám ơn!

    Luật sư tư vấn pháp luật 0908.648.179

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Thư viện pháp lý

    I. Căn cứ pháp lý:

    Luật doanh nghiệp năm 2014

    II. Nội dung tư vấn:

    Theo quy định tại văn bản hợp nhất số 02/VBHN- BTC thì sau khi kết thúc thời gian làm việc, số cổ phần của bạn sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng cho người khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

    Điều 115 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định cổ đông trong công ty cổ phần không được rút vốn ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

    Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông trong trường hợp quy định tại Điều 129 Luật doanh nghiệp năm 2014. Cụ thể:

    • Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
    • Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
    Về giá mua lại cổ phần: Các bên sẽ thỏa thuận về giá mua lại cổ phần. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

    Như vậy trong trường hợp cổ đông đó phản đối quyết định của công ty về vấn đề tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông mà có yêu cầu công ty mua lại cổ phần của họ thì công ty phải thực hiện việc mua lại cổ phần theo giá thị trường hoặc theo giá được tính trong Điều lệ công ty quy định.

    Nếu không thuộc trường hợp trên thì công ty chỉ được mua lại 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán theo quy định tại Điều 130 Luật doanh nghiệp 2014:

    “3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

    Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.”

    Nếu không thuộc trường hợp bạn có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần (Điều 129) và không thuộc trường hợp công ty mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Điều 130) thì bạn phải chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác hoặc những người khác không phải là cổ đông.Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

    Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

    Mọi thắc mắc có thể liên hệ qua 0908.648.179

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.
     

Chia sẻ trang này