1. phamthanhthao

    phamthanhthaoThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    21 Tháng hai 2017
    Bài viết:
    173

    HCM Thiên Long Bát Bộ

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi phamthanhthao, 23 Tháng một 2021.

    Mộ Dung Phục sinh ra trong gia đình gia giáo, võ công cao cường, thông minh và rất đa tài. Gia tộc Mộ Dung có nhiều bí kíp võ công, trong đó, chiêu Đẩu chuyển tinh di vang dội khắp chốn giang hồ. Tuyệt kỹ của Đẩu chuyển tinh di chính là chiêu Gậy ông đập lưng ông. Khi đối phương tấn công bằng loại võ công nào, Mộ Dung Phục sẽ dùng chiêu Đẩu chuyển tinh di, sử dụng chính võ công của đối phương để tấn công lại, vô số người đã phải chịu thất bại trước Mộ Dung Phục. Tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Một trong số những nhân vật rất quan trọng trong tác phẩm là người có biệt hiệu “Bắc Kiều Phong - Nam Mộ Dung” - Mộ Dung Phục.
    >> căn hộ diamond riverside
    Thực tế, sử dụng chiêu này trong giao tiếp cũng rất hợp lý. Khi trò chuyện, có nhiều người sẽ nói ra những quan điểm sai lầm, hoặc thể hiện tư tưởng không đúng đắn. Có lúc bạn sẽ không thể chấp nhận nhưng cũng không nhất thiết phải trực tiếp chỉ ra lỗi sai của đối phương, bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ xã giao của chính bạn. Bạn hãy sử dụng chính những điều người đối diện vừa nói để chỉ ra điểm mâu thuẫn, như vậy không cần phải tấn công mà luận điểm của đối phương sẽ tự động bị phá vỡ.
    >> green home city
    Có một nhà sản xuất muốn giới thiệu với mọi người về sản phẩm công nghệ cao của mình nên đã sử dụng vật liệu nano để tạo ra những sản phẩm chống lửa, chống nước, rất tiện dụng. Sau đó ông ta lại giới thiệu chiếc máy khò công nghệ cao có thể tạo ra lửa không khói, không độc, làm tan chảy mọi thứ. Nghe xong, mọi người đã đặt câu hỏi, vậy chiếc máy khò công nghệ cao tốt hơn, hay những sản phẩm làm từ nano chắc chắn hơn? Người đàn ông đã không thể nói gì thêm.

    Khi nói chuyện hoặc biện luận, cũng có thể sử dụng chính cách nói khoa trương của đối phương, nói những điều vô lý hơn như thế để phản đối quan điểm của người đó, khiến họ “Nhấc đá tự ghè vào chân mình”.

    Một hôm, một vị quan chức của nước nọ cứ đi đi lại lại trong vườn hoa, không ngừng thở vắn than dài. Cháu trai của ông ta thấy vậy bèn hỏi: “Ông ơi, ông gặp chuyện gì khó khăn phải không?”. Người ông trả lời: “Cháu à, không biết quốc vương nghe lời ai xúi giục mà đòi ăn trứng gà trống, lệnh cho tất cả các quan đi tìm, nếu không tìm được sẽ bị phạt”.

    Người cháu nghe xong chớp mắt và nói: “Ông ơi, ông đừng lo, cháu có cách, ngày mai cháu sẽ lên triều thay ông”.

    Ngày hôm sau, đúng là cậu bé lên triều thay ông thật, cậu đi thẳng vào cung điện, lễ phép chào quốc vương. Quốc vương không vui nói: “Trẻ con đến chốn này làm gì, ông nội của ngươi đâu?” Cậu bé trả lời: “Thưa bệ hạ, hôm nay ông nội không thể đến đây, ông đang chuẩn bị sinh con ở nhà nên bảo cháu lên triều thay ông”.

    Quốc vương nghe xong liền bật cười: “Thằng nhóc này, ngươi đang nói gì vậy, đàn ông làm sao mà sinh được em bé?”.

    Đứa trẻ tiếp lời: “Bệ hạ đã biết đàn ông không thể sinh con, vậy tại sao gà trống lại có thể đẻ trứng?”.

    Yêu cầu mà quốc vương nêu ra đã rất vô lý, nhưng câu chuyện mà cậu bé kể cón vô lý hơn, ngay cả quốc vương cũng không tin được, cậu bé đã lấy chính câu chuyện để hỏi lại quốc vương khiến quốc vương không còn điều gì để nói.
     

Chia sẻ trang này