1. nguyentrang0402

    nguyentrang0402Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    10 Tháng mười hai 2016
    Bài viết:
    16

    Hà nội Quy trình lát nền đạt chuẩn

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi nguyentrang0402, 15 Tháng ba 2018.

    Công đoạn thi công gạch lát nền được đánh giá là một trong những công việc tương đối khó khăn, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của người thợ xây.

    Độ bền đẹp, độ bằng phẳng và độ sáng bóng của nền nhà ra sao sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cách thợ thi công..

    Một số điều cần lưu ý khi thi công gạch lát nền

    + Sử dụng lô sản phẩm cùng mã hiệu, màu sắc và kích thước, đúng tiêu chuẩn, không bị rạn nứt hay sứt mẻ.

    + Gạch lát nền cần được làm sạch bề mặt trước khi thi công, không bị lẫn các tạp chất hay vôi vữa và để khô ráo.

    + Cốt nền được làm bằng phẳng trước khi ốp lát.

    + Không sử dụng vữa loãng.

    + Gạch lát nền cần được lau khô bằng khăn sạch sau khi thi công.

    Quy trình lát nền đúng cách

    Quy trinh lat nen dat chuan

    Dưới đây là các bước tiến hành thi công để có 1 nền nhà được lát đúng quy cách, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền đẹp.

    1. Thực hiện đầm nền để tạo một cốt nền tương đối phẳng và không bị sụt lún, tạo độ chắc chắn có thể đi lại trên gạch lát nền.

    2. Tiến hành đổ bê tông không cần cốt thép và tốt nhất là thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3-5cm để tránh sau này nền nhà cao hơn ảnh hưởng đến các hạ mục như cửa và phong thủy gia chủ chọn đối với nền chưa có bê tông.

    3. Mặt sàn bê tông cần vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm. Còn đối với nền đã lát gạch men thì cần tạo cho mặt sàn có độ nhám trước khi cán vữa để tiến hành lát gạch.

    4. Tùy theo vị trí lát nền để định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phẳng thăng bằng hay là phẳng dốc.

    5. Dựa theo tiêu chuẩn mác vữa để cán vữa trộn xi măng và cát đen sao cho đảm bảo bề mặt nền thật bằng phẳng và không bị lồi lõm. Lưu ý, vữa được trộn không quá nát hay quá khô do nếu quá nát sẽ khiến tạo bề mặt không phẳng khi vữa khô vì nền bị co ngót không đều. Còn trong trường hợp vữa quá khô sẽ khiến lớp vữa cán xốp gạch dẫn đến tình trạng sau khi lát nền dễ bị ộp.

    6. Với công đoạn dán gạch, người thợ xây có thể dán từ trái qua phải, từ trong ra ngoài theo dây đã căng sẵn. Người ta thường sẽ dán gạch bằng xi măng tinh loãng (còn được gọi là hồ dầu). Sau khi cán nền như ý xong người thợ sẽ sử dụng nước xi măng pha loãng để dán gạch vào bề mặt vừa cán vữa, gõ vào gạch bằng búa cao su nhằm ổn định gạch.

    7. Sử dụng xi măng màu để miết vào mạch gạch và lưu ý vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ. Đây là công đoạn quan trọng vì việc bạn vệ sinh sạch sẽ hay không sẽ quyết định đến độ bền, màu sắc tự nhiên của gạch lát nền sẽ giữ được hay không. Khi vừa thừa đã khô nên vệ sinh luôn chứ không nên để quá lâu do khó tẩy sạch. Tuy nhiên, bạn cũng không được vệ sinh quá sớm vì độ bám dính của gạch chưa chắc chắn nên khi đi lại dễ bong hỏng gạch hoặc làm gạch bị xô dịch khỏi đường gân.

    Yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ

    + Không sử dụng loại vữa quá ướt hoặc quá khô.

    + Tránh để vữa bám trên bề mặt sản phẩm quá lâu, sửa dụng giẻ lau sạch ngay khi vữa vừa khô.

    + Mạch vữa thẳng, gọn, gạch ốp lát phẳng theo độ dốc, trên bề mặt sản phẩm không bám vữa.

    + Gạch lát xong gõ không nghe tiếng ộp, mạch đều và nhỏ.

    + Hoa văn xếp phải đúng mẫu, các vết cắt phải vào khu vực khuất.
     

Chia sẻ trang này