1. Thuyhhh

    ThuyhhhThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    7 Tháng sáu 2016
    Bài viết:
    56

    Toàn Quốc Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm bát tràng

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi Thuyhhh, 6 Tháng mười 2016.

    Xã bát tràng hiện nay gồm hai làng bát tràng và giang cao gộp lại, là một trong 31 xã của huyện gia lâm, trước thuộc tỉnh bắc ninh, từ năm 1961 thuộc ngoại thành hà nội. diện tích toàn xã bát tràng gồm 153 ha, trong đó chỉ có 46 ha đất canh tác.

    Quá trình thành lập làng xã bát tràng dường như liên quan đến sự tụ cư và chuyển cư được diễn ra trong một thời gian khá dài. tương truyền đầu tiên là những người thợ thuộc họ nguyễn ninh tràng (trường) từ trường vĩnh ninh (thanh hoá), nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử chuyển cư ra.

    gom bat trang là một làng nghề gốm truyền thống, từ xa xưa đã có một huyền thoại truyền khẩu trong nhiều thế hệ người làng rằng: “vào thời trần (thế kỷ xiii-xiv), có ba vị đỗ thái học sinh (ngang với tiến sĩ thời lê -nguyễn) được triều đình cử đi xứ bắc quốc là hứa vĩnh kiều - người là gom bat trang , đào trí tiến- người làng thổ hà và lưu phương tú - người làng phù lãng. sau khi hoàn tất công việc ngoại giao trên đường về nước qua vùng thiều châu, gặp bão lớn, họ phải dừng lại nghỉ, nơi đó có xưởng gốm khai phong. trong nửa tháng ba ông học lấy nghề làm gốm: từ cách thức xây lò, làm bát đến làm men, chép lại thành sách và mỗi người thuê 4 người thợ khéo ở bên ấy cùng về. khi về nước, ba người hỏi nhau ai thích môn gì? hứa vĩnh kiều làng bát tràng thích làm đồ trắng, người làng thổ hà thích màu đỏ, còn người làng phù lãng lại thích màu da lươn. mỗi người trở về quê hương lập thành lò làm gốm từ đấy”
    làng nghề, phố nghề thăng long- hà nội, bộ văn hoá thông tin, trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật việt nam, hà nội, năm 2000, trang89.
    Thực ra nghề làm gốm ở việt nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. hiện nay khảo cổ học việt nam đã phát hiện ra những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước. chuyển đến giai đoạn gốm phùng nguyên, gò mun (vĩnh phú) thời đầu các vua hùng, thì chất lượng gốm đã cao hơn, chắc hơn với độ nung 800-900 độ c. các sản phẩm gốm trong giai đoạn này có xương gốm bước đầu được tinh luyện, kỹ thuật tạo dáng đã đẹp và tiện dụng hơn. hoa văn trang trí được thể hiện bằng các phương pháp chải, rạch, dập và in. người thợ gốm đã loại bỏ dần những yếu tố ngẫu nhiên, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp của từng loại sản phẩm. đến giai đoạn gốm men đại việt (từ thế kỷ xi trở đi) thì một số trung tâm gốm đã hình thành trên đất nước ta như vùng gốm hà bắc, thanh hoá, thăng long, đà nẵng,... những sản phẩm gốm dân dụng kết hợp với nghề làm gạch ngói đáp ứng yêu cầu xây dựng chùa, tháp như chùa phật tích (hà bắc) quốc tử giám (hà nội), tháp chàm (quảng nam, đà nẵng),... đặc biệt ở thời trần, có trung tâm gốm thiên trường (hà nam ninh) với các sản phẩm tiêu biểu như bát, đĩa, bình lọ phủ men ngọc, men nâu ,... như thế thì đâu phải có sự truyền dạy của thợ gốm tàu mới có nghề gom bat trang , thổ hà, phù lãng... duy chỉ có truyền thuyết nói về việc dân làng ở bát tràng từ bồ bát chuyển cư ra bắc và định cư ở hữu ngạn sông hồng, phía dưới thăng long, để tiện việc chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm là phù hợp với lịch sử. nghề gốm ở bát tràng gắn liền với quá trình lập làng. do vậy, thời điểm chuyển cư hợp lý nhất của người làng bồ bát phải là vào khoảng cuối thời trần (thế kỷ xiv) và có thể coi đó là thời điểm mở đầu của làng gốm .

    Một thực tế cho thấy người dân làng bát không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác. chỉ có điều vào các dịp lễ hội thờ thành hoàng làng hàng năm, dân làng rước các bài vị đề duệ hiệu, mỹ tự của các thần ra đình tế lễ, các dòng họ được rước tổ của mình ra phối hưởng. riêng họ nguyễn ninh tràng, là họ đầu tiên chuyển ra làng bát, được quyền rước bát hương che lọng vàng, đi vào giữa đình. còn các họ khác lần luợt rước bát hương che lọng xanh đi né sang bên. lễ hội làng bát có nhiều trò chơi và các cuộc thi tài thật độc đáo. ngoài thi nấu cỗ, đánh cờ người (mà tướng đều là các bà), làng còn tổ chức đua tài bằng những sản phẩm tinh xảo do người thợ chế tác ra. giải thưởng tuy không lớn nhưng đã động viên mọi người khiến ai cũng cố gắng hết mình để tạo ra những vật phẩm có giá trị vĩnh hằng. ai ai cũng háo nức tham gia và họ có một niềm tin rằng, người được giải chính là được tổ nghề ban lộc, làm ăn sẽ khá giả, nghề nghiệp tiến triển suốt năm. đây cũng là vinh dự vô giá để mỗi người tự nâng cao tay nghề hên đến năm sau lại có dịp đua tài .
    Một số hình ảnh của gốm Bát Tràng .
    Lich su hinh thanh va phat trien cua lang gom bat trang
    Lich su hinh thanh va phat trien cua lang gom bat trang
    Lich su hinh thanh va phat trien cua lang gom bat trang
    Lich su hinh thanh va phat trien cua lang gom bat trang
     
  2. phuongquang1504

    phuongquang1504Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    8 Tháng bảy 2016
    Bài viết:
    171
    Quá trình thành lập làng xã bát tràng dường như liên quan đến sự tụ cư và chuyển cư được diễn ra trong một thời gian khá dài. tương truyền đầu tiên là những người thợ thuộc họ nguyễn ninh tràng (trường) từ trường vĩnh ninh (thanh hoá), nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử chuyển cư ra.
     

Chia sẻ trang này