1. levubaoanh

    levubaoanhThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    5 Tháng mười hai 2014
    Bài viết:
    894

    Hà nội Gia sư giỏi hướng dẫn học theo sơ đồ tư duy

    Thảo luận trong 'Việc làm' bắt đầu bởi levubaoanh, 29 Tháng bảy 2016.


    Sơ đồ tư duy hẳn vẫn đang là cụm từ lạ lẫm đối với học sinh, sinh viên. Đặc biệt khi nền giáo dục Việt Nam vẫn đang thiên về xu hướng đọc - chép. Việc làm này vô tình khiến bộ não con người hoạt động lệch về một bên. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về sơ đồ tư duy cũng như mở ra một con đường mới trong việc ghi nhớ kiến thức, phương pháp kích thích não phải hiệu quả nhất.

    Gia su gioi huong dan hoc theo so do tu duy

    1. Sơ đồ tư duy là gì?

    Sơ đồ tư duy (mindmap) là phương pháp ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Thay vì dùng chữ viết để cung cấp kiến thức, sơ đồ tư duy thiên về sử dụng hình ảnh và màu sắc để tạo ra hệ thống nhánh phù hợp với cấu trúc của vấn đề.

    2. Những tác dụng to lớn của sơ đồ tư duy

    Không thể kể hết được những tác dụng to lớn của sơ đồ tư duy. Nó giúp hệ thống lại kiến thức một cách chi tiết mà không phải sử dụng quá nhiều chữ viết. Chắn hẳn bạn cũng sẽ đồng tình rằng tiếp nhận tri thức thông qua hình ảnh và màu sắc sẽ thú vị và lôi cuốn hơn là đọc những dòng chữ dài loằng ngoằng.

    Hơn nữa, sơ đồ tư duy sẽ giúp liệt kê các vấn đề một cách đầy đủ nhất với hệ thống nhánh, từ nhánh chính đến nhánh phụ. Điều này giúp ích rất nhiều, nhất là đối với một bài thuyết trình. Lập sơ đồ tư duy trước khi nói sẽ giúp bạn không bị thiếu xót bất cứ một khía cạnh quan trọng nào cả.

    Đối với mỗi học sinh, sinh viên, lập sơ đồ tư duy cực kì quan trọng. Hệ thống kiến thức trong mỗi bài học vô cùng phức tạp và khó hiểu, được trình bày thành nhiều trang giấy. Do đó, học sinh sinh viên có xu hướng lười đọc, dẫn đến khó khăn trong việc hiểu bài. Tuy nhiên, nếu những kiến thức đó được hệ thống lại dưới dạng sơ đồ tư duy, chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy bài học thật đơn giản và có thể tiếp thu một cách dễ dàng.

    3. Những nguyên tắc cơ bản của việc lập sơ đồ tư duy

    Sơ đồ tư duy có tầm quan trọng to lớn. Chính vì thế việc lập sơ đồ tư duy đòi hỏi một vài nguyên tắc cơ bản sau:

    -Xác định rõ vấn đề trung tâm

    Vấn đề trung tâm là vấn đề cốt lõi của sơ đồ tư duy, mọi nhánh của sơ đồ tư duy đều được đưa ra từ vấn đề trung tâm và góp phần bổ sung cho nó. Đối với những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì vấn đề trung tâm của một bài học thường chính là tên của bài học đó.

    -Tránh sử dung quá nhiều chữ viết

    Chắc chắn rồi. Nếu bạn lập sơ đồ tư duy bài học mà sử dụng quá nhiều chữ viết, không chỉ gây rối mắt, mà còn làm cho việc học từ sơ đồ tư duy gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đó, sơ đồ tư duy cũng chẳng khác gì sách giáo khoa hay vở ghi, làm cho việc lập sơ đồ tư duy trở lên vô ích.

    -Sử dụng màu sắc một cách linh hoạt

    Đúng vậy, lợi thế của sơ đồ tư duy chính là màu sắc. Màu sắc sẽ kích thích lên bán cầu não phải, giúp ghi nhớ dễ dàng và lâu hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng màu sắc có một vài nguyên tắc nhỏ như: các nhánh bình đẳng thì cùng màu, màu của chữ viết ở cách nhánh khác nhau là khác nhau.

    4. Ứng dụng của sơ đồ tư duy

    Nhiều người đặt ra câu hỏi, vậy sơ đồ tư duy được ứng dụng vào những lĩnh vực nào. Câu trả lời đó là tất cả. Tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều có thể sử dụng sơ đồ tư duy. Gia sư dạy kèm cũng là một trong số đó. Một gia dạy sư giỏi là một người biết lập và sử dụng sơ đồ tư duy có hiệu quả trong việc giảng dạy.

    Nếu đang gặp khó khăn với lượng kiến thức khổng lồ sau mỗi buổi học, nếu đang cảm thấy nhàm chán vì phải sử dụng quá nhiều chữ viết, thì lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn đó là : sử dụng sơ đồ tư duy. Hãy thử và cảm nhận đi nào!

    Nên tránh làm những việc sau trong lúc học bài

    Trong quá trình đi dạy, đội ngũ gia sư tại nhà của trung tâm Bảo Anh luôn nhắc nhở học trò của mình phải tập trung mỗi khi ngồi vào bàn học. Thế nhưng ở độ tuổi của các em dù một tiếng động, một câu nói rất nhỏ từ bên ngoài cũng khiến các em xao nhãng. Vậy phải làm sao để tránh tình trạng này và học có hiệu quả hơn đây?! Hãy cùng thầy cô tìm hiểu nhé!

    Thứ nhất, tránh xa cái điện thoại di động ra!

    Một số em có thói quen để điện thoạit rên bàn học với lý do để kê sách, để xem giờ, để tra từ điển…Vậy mà chỉ cần có một tin nhắn hoặc một cuộc gọi đến thôi là sẵn sàng bỏ sách vở để trả lời cho bằng được. Điều đó làm gián đoạn mạch tư duy của các em và khiến hiệu quả buổi học bị giảm sút.

    Đó là chưa kể đến, gia sư tại nhà cũng không hài lòng nếu khi đang giảng mà học sinh lại hí hoáy nhăn tin, nghe điện đâu.

    Thứ hai, đừng lướt web hay lên facebook!

    Các em biện minh rằng chỉ muốn giải lao 5-7 phút thôi thế nhưng khi lên mạng tìm được một clip hay chắc chắn sẽ ngồi cả tiếng đồng hồ để xem. Hoặc thấy bạn bè đăng ảnh, trạng thái trên facebook cũng hào hứng vào bình luận,

    Thứ ba, đừng giải lao quá lâu trên 20 phút!

    Sau khoảng 30-45 phút học tương đương với một tiết các em có thể nghỉ ngắn từ 3-5 phút. Nhưng tuyệt đối không nên nghỉ quá lâu sẽ làm gián đoạn tư duy và có thể các em phải xem lại tất cả những gì mình được học vì quên mất đấy. Các bạn gia sư cũng nên cho học sinh nghỉ giữa giờ mỗi buổi học nhé!

    Thứ tư, đừng “chém gió” quá xa bài học!

    Mỗi khi trên lớp có chuyện gì thú vị là các em học sinh có xu hướng tìm gia sư giỏi của mình. Thế nhưng chỉ dừng lại ở giải lao thôi nhé!

    Những điều trên tưởng dễ thực hiện nhưng khi bắt tay vào làm các em học sinh sẽ cảm thấy được “cám dỗ” của công nghệ, của cơn buồn ngủ ngăn cản các em học tập. Phải có một tinh thần thép, một mức kỉ luật thích đáng để cùng gia sư Bảo Anh xây dựng thói quen học tập hiệu quả nhé!

    Điện thoại:0979.271.260 cô Hà

    Nguồn dẫn:http://giasubaoanh.vn/hoc-theo-so-do-tu-duy-ban-da-thu-chua
     

Chia sẻ trang này