1. levubaoanh

    levubaoanhThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    5 Tháng mười hai 2014
    Bài viết:
    894

    Hà nội 10 vạn câu hỏi vì sao xoay quanh kiến thức vật lý lớp 8 kỳ 1 Cơ học

    Thảo luận trong 'Việc làm' bắt đầu bởi levubaoanh, 14 Tháng sáu 2017.

    Vật Lý lớp 8 là tổng hợp kiến thức liên quan tới 2 vấn đề cơ bản chính là : CƠ HỌC và NHIỆT HỌC. Mặc dù chỉ có hai nội dung kiến thức trọng tâm, thế nhưng lại có tận 28 bài lớn là các vấn đề xoay quanh nội dung cơ bản của cơ học và nhiệt học. Chính vì vậy, các gia sư Vật lý, gia sư khối A, A1 của trung tâm gia sư Ngọc Bình đã thực hiện một bảng tổng hợp kiến thức giải đáp đa số những thắc mắc cơ bản của các em học sinh về nội dung vật lý lớp 8. Ngoài ra còn giúp các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập cơ bản, nâng cao.

    10 van cau hoi vi sao xoay quanh kien thuc vat ly lop 8 ky 1 Co hoc

    Do nội dung của mảng kiến thức Vật lý 8 khá rộng, vậy nên ở bài viết này sẽ tổng hợp kiến thức lý thuyết và phương pháp làm bài của nội dung 1- cơ học. Phần nội dung Nhiệt Học sẽ được cập nhật vào kỳ 2 : Nhiệt học ngay sau bài viết này.

    Nội dung chương cơ học bao gồm 15 bài học
    Kiến thức tổng hợp lý thuyết

    1> Chuyển động cơ học:

    Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

    Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

    2> Tính tương đối của chuyển động:

    Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.

    Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.

    Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

    3> Các dạng chuyển động thường gặp:

    Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.

    4> Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

    5> Công thức tính vận tốc: V=S/T

    Trong đó S: quãng đường đi được.

    t: thời gian để đi hết quãng đường đó.

    6> Đơn vị của vận tốc:

    Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.

    Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.

    Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.

    7>Chuyển động đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

    8> Chuyển động không đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

    9> Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều:

    10. Lực là gì?

    - Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.

    - Đơn vị của lực là Niutơn (N).

    11> Biểu diến lực: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

    Gốc là điểm đặt của lực.

    Phương và chiều là phương và chiều của lực.

    Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

    12> Lực cân bằng:

    Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ cùng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

    Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

    13>Quán tính: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.

    14> Áp lực:

    - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    - Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

    15> Áp suất: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

    Phương pháp giải bài tập
    1> Chuyển động cơ học:

    Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:

    Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.

    Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.

    2> Tính tương đối của chuyển động

    Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.

    3> Công thức tính vận tốc:

    Công thức tính vận tốc: V=S/T

    Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: S= v.t.

    Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t =

    4> Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị

    Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. chọn trục tung là Ox, trục hoành là Ot.

    Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:

    x = x0 + S = x0 + v.(t –t0).

    Trong đó x0 là toạ độ ban đầu của vật

    t0 là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc.

    - Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.

    Đúng là có đến 10 vạn câu hỏi vì sao cho kiến thức vật lý, đặc biệt là những kiến thức cơ học, nhiệt học. Trên đây là phần 1 nội dung tổng hợp kiến thức vật lý lớp 8 về Cơ Học. Các em học sinh khi học tại nhà có thể dựa vào những tổng hợp này để làm bài tập mà chẳng cần lo lắng việc lật lại tìm kiếm cách làm và lý thuyết.

    Gia sư Ngọc Bình với những gia sư kinh nghiệm lâu năm và cả những gia sư trẻ tuổi, nhiệt huyết, tiến bộ luôn cung cấp cho học sinh những tri thức tiến bộ, đầy đủ và logic nhất. Tất cả vì mục tiêu học tập của các em học sinh. Chính vì vậy, hãy tận dụng những bài chia sẻ của trung tâm để học tập tốt hơn mỗi ngày các em nhé!

    Điện thoại:0976.584.277 cô Hà

    Nguồn:http://giasungocbinh.com/10-van-cau-hoi-vi-sao-xoay-quanh-kien-thuc-vat-ly-lop-8-ky-1-co-hoc
     

Chia sẻ trang này