1. lmahanoi

    lmahanoiThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    10 Tháng năm 2016
    Bài viết:
    309

    Toàn Quốc Tư vấn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi lmahanoi, 8 Tháng chín 2018.

    Tư vấn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

    Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thị trường như hiện nay. FDI không chỉ góp phần khơi dậy đầu tư trong nước mà còn giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bài viết này Luật Minh Anh sẽ tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

    Tu van dau tu truc tiep vao Viet Nam
    Tư vấn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

    Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư (LĐT) 2014, sửa đổi 2016; Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN) và các văn bản hướng dẫn, bổ sung.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

    Thứ nhất, điều kiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

    Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau:

    Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ một số trường hợp quy định tại điều 22 – LĐT;

    Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

    Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:

    Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

    Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

    Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.

    Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

    Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

    Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

    Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

    – Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.

    Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

    Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP:

    Nhà đầu tư ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    Thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công;

    Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:

    Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

    Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.

    Thứ hai, thủ tục đầu tư vào Việt Nam

    Tiến hành theo các bước: Xin quyết định chủ trương đầu tư; Đăng ký đầu tư; Đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

    Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư:

    Theo quy định tại các Điều 30, 31, 32 – LĐT đối với các dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền với trình tự, thủ tục quy định tại Điều 33, 34, 35 – LĐT.

    Nếu các dự án đầu tư không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 30, 31, 32 – LĐT thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư.

    Thủ tục đăng ký đầu tư:

    Điều 36 – LĐT quy định về trường hợp và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 – LĐT;

    Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 37 – LĐT:

    Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

    Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưtheo quy định sau:

    Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:

    Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, nếu nội dung dự án đầu tư là thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp có thể thành lập bao gồm:

    Công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư;

    Công ty hợp danh/Công ty cổ phần/Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong trường hợp có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên, đối với loại hình Công ty cổ phần phải có ít nhất từ 3 nhà đầu tư góp vốn.

    Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, quy định tại Điều 27 – LDN, theo đó:

    Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

    Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.


    Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

    ===================================
    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH ANH

    VP Hà Nội: Phòng 605, Tòa nhà B10B, Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
    Tel: (024) 6328.3468 - (024) 6326.1923
    Email: info@luatminhanh.vn
    VP HCM: 13C Nguyễn Văn Mai, P.8, Quận 3, Tp.HCM
    Tel: 0962.036.698 - 093.883.4386
    Email: info@luatminhanh.vn

    Tu van dau tu truc tiep vao Viet Nam
     

Chia sẻ trang này