1. buiduyen

    buiduyenThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    3 Tháng sáu 2016
    Bài viết:
    172

    Toàn Quốc Thuận tình ly hôn với người nước ngoài

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi buiduyen, 15 Tháng mười một 2016.

    Em tôi là người Việt Nam kết hôn với chồng là luật sư tư vấn ly hôn người Đức. Do mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng nên cả hai đồng ý ly hôn với nhau và thống nhất chọn Toà án Việt Nam xét xử. Hiện em tôi đang sinh sống tại Việt Nam, chồng của cô ấy sinh sống ở Đức và không thể về Việt Nam để làm thủ tục ly hôn.
    Thuan tinh ly hon voi nguoi nuoc ngoai
    Vậy trong trường hợp này, để được xét xử vắng mặt tại Toà án Việt Nam, chồng em gái tôi cần thực hiện những thủ tục, giấy tờ gì, do cơ quan nào có thẩm quyền bên Đức xác nhận để gởi về Việt Nam yêu cầu Toà án thụ lý, chấp nhận và luật sư giải quyết ly hôn xét xử vắng mặt. Xin cho hỏi thủ tục cụ thể như thế nào?
    Theo điểm c, khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 3, Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
    Với trường hợp này, khi người chồng bên Đức không thể về Việt Nam làm thủ tục ly hôn thì người vợ có quyền yêu cầu người chồng làm đơn ly hôn vắng mặt gửi về Việt Nam.
    Người chồng phải làm đơn xin ly hôn vắng mặt có nội dung:
    Người chồng đồng ý ly hôn với người vợ và tư vấn ly hôn nói rõ nguyện vọng về con chung, tài sản chung( nếu có);
    - Nói rõ lý do vắng mặt và yêu cầu Tòa án Việt Nam xử vắng mặt.
    - Cam kết sẽ không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau.
    Sau đó đem đi chứng thực chữ ký tại cơ quan có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận của Bộ Ngoại giao Đức và gửi về Việt Nam cho người vợ. Khi nhận được đơn của chồng, người vợ đến Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đức tại Việt Nam để thị thực (khi đi mang theo hộ chiếu bản gốc và thẻ cư trú), sau đó đến Sở Ngoại vụ để hợp pháp hóa lãnh sự (khi đi đem theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn giữa 2 người) và sau cùng là đến Phòng công chứng để dịch thuật toàn bộ văn kiện sang tiếng Việt. Sau khi đã có đơn xin ly hôn vắng mặt hợp lệ của chồng, thủ tục xin ly hôn người vợ nộp kèm với bộ hồ sơ đơn xin ly của mình (gồm: đơn xin ly hôn, bản chính giấy chứng nhận kết hôn, bản sao sổ hộ khẩu, CMND, Giấy khai sinh con (nếu có)) cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người vợ cư trú để xin giải quyết ly hôn. Xét xử xong, Tòa án sẽ gửi bản án cho người chồng, nếu chồng đồng ý với bản án thì làm giấy cam kết không kháng cáo gửi cho Tòa (giấy này cũng phải làm như quy trình của đơn xin ly hôn vắng mặt nói trên). Khi nhận được giấy cam kết không kháng cáo hợp lệ, Tòa án sẽ cấp bản án có hiệu lực cho các đương sự. Trường hợp người chồng không nhận được bản án hoặc không làm giấy cam kết theo hướng dẫn của tòa án thì sau 3 tháng kể từ ngày tư vấn ly hôn đơn phương gửi bản án cho người chồng (theo dấu bưu điện) Tòa án sẽ cấp bản án có hiệu lực cho người vợ.
    Trình tự, thủ tục giải quyết xin ly hôn:
    - Em gái của bạn phải liên hệ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi em gái bạn đăng ký nhân khẩu thường trú để nộp hồ sơ xin ly hôn. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Toà án nhân dân có thẩm quyền nhận được hồ sơ xin ly hôn hợp lệ của em gái bạn, thì Toà án sẽ có thông báo cho em gái bạn thực hiện việc nộp tạm ứng án phí xin giải quyết ly hôn. Sau khi nộp lại biên lai tạm ứng án phí ly hôn cho toà, thì thời điểm thủ tục ly hôn đơn phương nộp lại biên lai này được xem là thời điểm Toà án đã thụ lý hồ sơ xin ly hôn của em gái bạn.

    - Thời hạn giải quyết một nột vụ việc yêu cầu xin ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định hiện nay kéo dài khoảng 6-8 tháng vì trong quá trình giải quyết Toà án nhân dân có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp qua lại giữa cơ quan tư pháp của hai nước Việt Nam và Đức.
     

Chia sẻ trang này