1. 43factory

    43factoryThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    1 Tháng chín 2020
    Bài viết:
    181

    Đà Nẵng Thông tin cà phê Samatra và những chia sẻ thú vị

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi 43factory, 29 Tháng mười hai 2020.

    – Diện tích: 473.481 km vuông

    – Thủ đô: 10 tỉnh của Sumatra đều có thủ đô riêng, bao gồm Banda Aceh ( tỉnh Aceh), Medan ( Bắc Sumatra) và Padang (Tây Sumatra)

    – Dân số: 50.180.000 (ước tính năm 2014)

    – Ngôn ngữ nói: tiếng Bahasa Indonesia (chính thức), hơn 50 ngôn ngữ được công nhận khác.

    THÔNG TIN CÀ PHÊ

    -Vùng phát triển: Aceh, Lintong, Kakengon/ Bener Meriah

    -Các giống phổ biến: Bourbon, catimor, caturra, tim tim

    -Phân loại theo khu vực cụ thể: DP (chọn kép), TP (chọn 3 lần)

    -Thời gian thu hoạch: tháng 10- tháng 6

    >> Tìm hiểu thêm về Không gian cà phê làm việc tại Đà Nẵng đang được thực khách ở Đà Nẵng cực quan tâm.


    Thong tin ca phe Samatra va nhung chia se thu vi

    TỔNG QUAN

    Cà phê được người Hà Lan mang đến và gieo trồng trên khắp các hòn đảo của Indonesia vào những năm 1600, sau đó được xuất khẩu lần đầu tiên bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan vào đầu những năm 1700. Các đồn điền lớn thuộc sở hữu của Hà Lan được vận hành với những quy tắc khắt khe. Người lao động và dân bản địa chịu vô số thiệt hại về tài chính và chính trị dưới chế độ thuộc địa: Theo cuốn tiểu thuyết năm 1860 Max Havelaar: “Cuộc đấu giá cà phê của Công ty Thương mại Hà Lan đã vạch ra những mánh khoé mà chính phủ Hà Lan và các chủ đất dùng để lạm dụng và áp bức người dân Indonesia, đặc biệt là ở Sumatra và Java. Nghèo nàn, đói khát và cơ cực là tình trạng chung của những người làm cà phê và trong các cộng đồng bản địa.

    Vào những năm 1860 và 1870, dịch bệnh gỉ sắt ở lá cà phê đã tàn phá thị trường cà phê ở Indonesia, khiến nhiều người Hà Lan quyết định phá bỏ nhiều điền trang; Khi các đồn điền bị phá, những người lao động chiếm những mảnh đất nhỏ và trồng lại phần lớn cây Arabica già cỗi bằng cà phê vối và nhiều giống lai kháng bệnh khác. Sự phân chia lại đất đai này đã tạo ra ưu thế của những người trồng trọt nhỏ lẻ trên các hòn đảo ngày nay. Indonesia là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ tư trên thế giới.

    Cà phê Sumatra từ lâu đã trở nên khác biệt với các đặc tính đất, mặn, thực vật hoặc thân thảo, một phần do khí hậu và sự kết hợp của các loại cà phê được trồng, nhưng cũng do phương pháp chế biến sau thu hoạch được gọi là Wet-Hulling, hoặc Gilling Basah (theo cách gọi địa phương). Phương pháp này giúp duy trì và phát huy những phẩm chất độc đáo mà cà phê vốn có.

    GILING BASAH

    Trước những năm 1970, cà phê ở Sumatra được chế biến theo hai phương pháp phổ biến nhất trên toàn thế giới: wash và natural. Vào những năm 1970, sự quan tâm của người Nhật đối với cà phê Sumatra đã dẫn đến sự ra đời của quy trình Wet-Hulled, phương pháp xử lý và sấy khô độc đáo, tạo nên hương vị đặc trưng không thể nhầm lẫn của cà phê Sumatra, cũng như màu xanh lam thường thấy.

    >> Khám phá thêm về Xưởng rang cà phê tại Đà NẵngCà phê rang xay Đà Nẵng đang được người dùng quan tâm khá nhiều.


    Ở Sumatra, nông dân trồng cà phê thường sẽ thu hoạch trái cà phê và tách vỏ thủ tại trang trại hoặc nhà, để khô trong một thời gian rất ngắn, sau đó mang đến chợ cà phê hoặc trực tiếp đến “người thu gom” hoặc đơn vị thu mua. Tại đó, hạt cà phê được mua nếu có độ ẩm từ 30-50%, với lớp màng nhầy của chúng vẫn còn nguyên vẹn một phần, không kể chúng được trồng ở đâu. Sau đó, cà phê được trộn đều và đóng gói khi vẫn có độ ẩm cao. Sau đó, cà phê được làm khô ở độ ẩm từ 11–13% (mức được chấp nhận trên toàn cầu) để chuẩn bị xuất khẩu.

    Mặc dù có một số thử nghiệm hiện đang được thực hiện với cà phê chế biến bằng phương pháp sơ chế ướt quy mô lớn để xuất khẩu; nhưng hiện nay, cà phê Wash chỉ đang được tiêu thụ tị thị trường nội địa. Quy trình sơ chế Ướt đang được phát triển đặc biệt để tăng tốc độ làm khô và hiệu quả trong điều kiện khí hậu mưa nhiều và những thời điểm có nhiều mây nhất trong năm: Việc loại bỏ lớp giấy da cho phép cà phê khô nhanh hơn nhiều trên hiên hoặc giàn phơi ngay cả trong những điều kiện này.

    Nguồn : https:/43factory.coffee/our-stories/sumatra/
     

Chia sẻ trang này