1. cielph

    cielphThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    7 Tháng năm 2017
    Bài viết:
    1

    Tỉnh thành khác Sắc màu lẩu thả Phan Thiết

    Thảo luận trong 'Du lịch - Ẩm thực' bắt đầu bởi cielph, 8 Tháng năm 2017.

    (Người Chăn Nuôi) - Nồi lẩu bốc khói nghi ngút, không những vô cùng thơm ngon mà người thưởng thức còn được mãn nhãn bởi cách bày trí sáng tạo, sử dụng chính nguyên liệu tràn ngập sắc màu từ “cây nhà lá vườn”.

    Mộc mạc nhưng tinh tế

    Dừng chân ở xứ sở cát trắng mênh mông, nắng vàng ngợp trời và đầy sắc xanh êm đềm của biển, Phan Thiết làm say đắm lòng người bởi vẻ ngọt ngào và phóng khoáng. Tuy nhiên, nếu tới đây mà chỉ ngắm cảnh không thôi thì thật là thiếu sót, bởi không chỉ có cảnh đẹp mà Phan Thiết còn nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo qua sự khéo léo của những người đầu bếp tài hoa.

    Sac mau lau tha Phan Thiet
    Lẩu thả là một trong những món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt - Ảnh: CTV



    Lẩu thả hay còn gọi là lẩu hải sản, là một trong những món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt đáng thưởng thức khi đặt chân tới đây. Trong bức tranh ẩm thực đa sắc của thành phố ven biển Phan Thiết, lẩu thả như một cô gái quê tuy bình dị, tinh tế, đằm thắm nhưng đậm đà khó quên. Món ăn là sự hòa trộn của thịt heo luộc, trứng chiên, các loại rau quả và thứ không thể thiếu chính là cá. Người dân nơi đây thường chọn cá mai thân trong suốt để chế biến món này. Yêu cầu quan trọng là thịt cá phải tươi, săn chắc, cá không có mùi tanh và mang vị ngọt tự nhiên. Cá sau khi được làm sạch thì cắt dọc thân và bỏ xương, đem chần qua nước cốt chanh rồi ướp gia vị, không thể thiếu ớt bột, gia vị quen thuộc trong các món ăn của người miền Trung. Ngoài ra, một số nguyên liệu đi kèm cũng được chế biến kỹ lưỡng. Thịt ba rọi được luộc chín sau đó thái sợi mảnh; trứng chiên vàng đem thái thành những sợi nhỏ và dài; xoài xanh, dưa leo, xà lách, rau thơm cũng đều cắt nhỏ và không thể quên một vài lát khế chua chua, bắp chuối thái sợi.



    Sau công đoạn chuẩn bị là đến khâu trình bày. Công bằng mà nói, lẩu thả không phải là sơn hào hải vị, bởi nguyên liệu để chế biến đều xuất phát từ “cây nhà lá vườn” dễ tìm với tôm, thịt, rau và cá. Nhưng lẩu thả chinh phục thực khách ở sự tỉ mỉ trong chế biến và tinh tế trong cách trình bày. Tất cả nguyên liệu sau khi đã chuẩn bị được đặt trên một cái nia với màu chủ đạo xanh lá chuối, các nguyên liệu khác được đặt riêng một cách cẩn thận trong những cánh bẹ hoa chuối. Qua bàn tay tài hoa của những người đầu bếp ở đây, món ăn tựa như một bông hoa đủ sắc màu, màu vàng nổi bật của trứng, màu xanh tươi mát của rau, màu tím hồng của bắp chuối… Món ăn càng trở nên hoàn hảo hơn khi điểm xuyết cho những cánh hoa là một chiếc nhụy vàng óng ánh chấm phá sắc đỏ của từng lát cá thái mỏng được ướp gia vị kỹ càng.



    Kỳ công và rất “lạ”
    Thật thiếu sót nếu không nhắc tới món nước chấm đặc biệt ăn kèm cùng lẩu thả. Trong nền ẩm thực Việt Nam, chén nước chấm được ví như linh hồn của món ăn. Cho dù là bữa cơm chân quê hay các buổi tiệc sang trọng trong nhà hàng, khách sạn thì bát nước chấm không thể “vắng mặt”. Với mỗi món ăn khác nhau sẽ tùy theo mùi vị, cách ăn mà cũng pha chế được ra nhiều loại nước chấm. Đối với lẩu thả, nước chấm được pha chế rất kỳ công và cũng rất “lạ”. Theo bí quyết của người dân địa phương, nước chấm sẽ bao gồm nước me chua, đậu phộng rang, ớt chín và một thành phần đặc biệt đó là chuối sứ chín. Tất cả đem giã nhuyễn đánh quyện cùng nước mắm cá cơm nguyên chất, thêm chút đường để cho vị ngọt làm dịu bớt vị béo, chua cay và mặn của nước chấm. Cái khéo của người đầu bếp là phải pha làm sao cho các hương vị đều cân bằng, không quá cay, không quá mặn mà vẫn đậm đà, ngọt dịu; ăn một lần hương vị cứ vấn vương nơi đầu môi vậy.

    Cùng là lẩu, nhưng lẩu thả cũng phải ăn đúng điệu thì mới thấm hết mùi vị của món ăn. Người dân Phan Thiết thường ăn theo hai cách: Khô và nước. Dân làng chài thường chuộng cách ăn khô. Nghĩa là cho tất cả cá, thịt, trứng và rau “thả” hết vào một tô bún. Chan nước chấm lên và không quên bỏ thêm vài miếng bánh tráng mè nướng vàng. Cách thứ hai là lẩu nước, người ta chế ra thứ nước dùng ngọt thanh với thành phần chính là nước hầm xương, tôm băm và cà chua băm đã xào săn tạo thành một màu đỏ tự nhiên đẹp mắt. Nồi lẩu được đun sôi rồi mới “thả” kèm thịt, cá cùng các thứ rau vào. Thế nên, món ăn không những vừa nóng hổi, mà thịt chín vừa tới rất mềm lại có vị ngọt thanh dịu. Cũng có lẽ bởi vì cách ăn như vậy mà món này được gọi là lẩu thả. Dù ăn theo cách nào thì món lẩu này vẫn rất thơm ngon, đậm đà.

    Lẩu thả Phan Thiết là một món ăn mà qua đó người ta có thể khám phá và thưởng thức hương vị với những triết lý sâu sắc và ý nghĩa của ẩm thực Việt Nam. Một món ăn được đánh giá là ngon và mang lại lợi ích sức khỏe khi kết hợp cách hài hòa và đầy đủ các thành phần “sinh ra” bởi 5 yếu tố tự nhiên kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Lẩu thả đạt chuẩn bởi sự hòa quyện khéo léo của 5 loại gia vị tương ứng với các yếu tố của đất và trời, gồm cay, chua, đắng, mặn, ngọt; hài hòa đủ 5 sắc màu trắng, xanh lá, vàng, đỏ và đen; các thành phần hòa quyện một cách khéo léo tạo nên một món ăn hài hòa hương, vị và sắc những vẫn đậm nét mộc mạc, chân quê.

    ---
    Nông nghiệp
     
  2. Nếu bạn đi du lịch Quy Nhơn, bạn sẽ không nên bỏ qua hành trình tour cù lao xanh trong ngày (sáng đi chiều về), ra đảo bằng cano đi cù lao xanh chỉ trong vòng 3 phút: Hành trình khám phá, du lịch biển, tắm biển lặn ngắm san hô là đặc sản không thể thiếu khi đi du lich Quy Nhơn

Chia sẻ trang này