1. anhtran

    anhtranThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2015
    Bài viết:
    294

    Toàn Quốc Quản lý nhà hàng theo nhóm (Phần 2)

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi anhtran, 1 Tháng mười hai 2015.

    Nhà hàng được tạo thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh nhà hàng thành công, mỗi bộ phận phải phối hợp nhịp nhàng cùng nhau. Muốn vậy, trong từng cá nhân của bộ phận cũng phải có ý thức đề cao tinh thần đồng đội và đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết và tỉ mỉ.

    Không phải chuyện đơn giản


    Tất nhiên, một nhà hàng với một tập thể đông đảo các cá tính khác nhau, chuyện dung hoà đã là cả một vấn đề chứ chưa nói đến việc gây dựng tình đoàn kết. Sự cạnh tranh sẽ dễ dàng gây ra hiềm khích giữa các thành viên hơn là việc liên kết họ lại. Đó là chưa kể đến những khúc mắc giữa nhân viên là người quản lý cũng là nguyên nhân ly gián nội bộ phổ biến. Bên cạnh đó, các vấn đề phát sinh khi kinh doanh nhà hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng xây dựng đội nhóm.


    Vậy, đâu là giải pháp để "xuôi chèo mát mái "?


    San bằng khoảng cách


    Việc đòi hỏi một nhóm làm việc có mọi thành viên đều tài giỏi là vô cùng khó khăn. Do đó, quản lý có thể ghép cặp, chia nhóm nhỏ để các nhân viên học tập nhau. Hoặc không hãy cho những nhân viên có tiềm năng đi bồi dưỡng nghiệp vụ. Ví dụ như cùng trong bộ phận bar, bạn có thể cho một theo học barista, học pha chế để nâng cao nghiệp vụ.


    Việc thường xuyên tiếp xúc, hỗ trợ nhau sẽ giúp tăng tính tương trợ giữa các thành viên trong cùng một bộ phận. Bạn có thể quy định mỗi bộ phận phải có gặp mặt hàng tuần để các thành viên có thể cùng nhau giao lưu, giải toả xung đột. Những cuộc gặp mặt thường xuyên, không mang tính chất công việc sẽ giúp củng cố tinh thần đoàn kết của bộ phận.


    Quan ly nha hang theo nhom Phan 2


    Đồng thời, ngoài việc trao đổi về chuyên môn giữa các trưởng bộ phận. Bạn có thể cùng cử họ tham gia các khoá học quản lý nhà hàng ngắn hạn. Xét về nghiệp vụ, các trưởng bộ phận cũng là cấp quản lý thấp. Việc này không chỉ giúp họ nâng cao kiến thức mà còn khiến họ hiểu rõ vai trò của việc phối hợp các bộ phận trong kinh doanh nhà hàng. Từ đó, các quyết định của họ mang tính tương tác cao hơn, hướng đến mục đích chung của tập thể.
    Quản lý không khoảng cách


    Việc nhân viên sơ suất làm sai là điều khó tránh. Trước khi có những quyết định, bạn nên trả lời những câu hỏi sau: Mức độ nghiêm trọng, số lần vi phạm, thành tích cống hiến,... Sau đó, hãy thực hiện lần lượt những bước dưới đây:


    - Hãy rộng lượng. Việc nhân viên ham thể hiện đam me và mục tiêu chứng tỏ họ đang hết mình cho công việc. Một nhân viên mẫn cán như vậy không có lý do gì bạn lại đánh mất họ. Hãy để họ thoải mái thể hiện ý tưởng của mình. Điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy ý kiến của họ được tôn trọng, được tự do sáng tạo. Nhưng bạn cũng không nên đưa ra những điều kiện đánh đổi ví dụ như họ có thể làm điều này như phải bị bớt tiền lương chẳng hạn. Đó là sự áp đặt sai cách.


    - Khuyến khích. Ai cũng mong muốn được công nhận về năng lực, đó là nhu cầu tự nhiên của con người. Khi nhu cầu này được thoả mãn, nhân viên sẽ có động lực hơn, hiệu suất công việc cũng theo đó mà gia tăng.


    - Lắng nghe. Những nhân viên cũng có những vấn đề cần được chia sẻ, bạn hãy dành thời gian quan tâm đến mỗi nhân viên dù công việc kinh doanh nhà hàng rất bận rộn. Hãy thực hiện điều này một cách lần lượt, tránh dồn tất cả vào cùng một thời gian vì bạn không có đủ sự tập trung và kiên nhẫn để làm điều đó.


    Một số chủ kinh doanh nhà hàng/quản lý đưa ra giải pháp tăng tính đồng đội cho đội nhóm của họ bằng việc tổ chức những chuyến đi chung như hoạt động thể thao ngoài trời, cắm trại, tham quan thiên nhiên,... Điều này sẽ giúp họ để họ tự giới thiệu trong một số môi trường khác nhau. Nó sẽ giúp thiết lập mối quan hệ với các đồng nghiệp theo nhiều hướng khác nhau.
     

Chia sẻ trang này