1. anhtran

    anhtranThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2015
    Bài viết:
    294

    Toàn Quốc Quản lý nhà hàng – những bước đi thông minh (P1)

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi anhtran, 1 Tháng mười hai 2015.

    Đoàn kết là nền tảng phát triển bền vững của bất kỳ tổ chức nào, trong nhà hàng cũng vậy. Sự hòa hợp, đồng lòng giữa các thành viên là điều kiện cần để nhà hàng phát triển ổn định. Để đạt được sự thống nhất đó, bạn - một quản lý nhà hàng cần có tầm ảnh hưởng và truyền cảm hứng đến nhân viên của mình.


    Phân công trách nhiệm rõ ràng


    Kể cả những nhà hàng lớn hay những quán hàng có quy mô nhỏ thì cũng được chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại đảm nhận những công việc khác nhau. Bởi vậy, quản lý nhà hàng cần phân công công việc kèm trách nhiệm thực hiện rõ ràng.


    Đầu tiên, bạn cần lập thời khóa biểu ca kíp, giờ làm cho từng bộ phận để tránh tình trạng chồng chéo giữa các ca làm, lúc thì thiếu người, lúc thừa người. Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận.


    Tuy nhiên, việc này cũng cần cân nhắc sao cho phù hợp với từng quy mô nhà hàng. Ở những mô hình nhà hàng lớn, từng bộ phận đảm nhận những công việc riêng rẽ. Để tránh tình trạng nhầm lẫn trong công việc, quản lý nhà hàng ăn uống hãy phân công trưởng nhóm giám sát từng bộ phận. Lúc này quản lý nhà hàng có thể nắm được tình hình công việc, ý thức thực hiện từ những bản báo cáo công việc của các trưởng nhóm mỗi ngày.


    Quan ly nha hang nhung buoc di thong minh P1


    Với những quán ăn hay nhà hàng nhỏ, thường một nhân viên sẽ kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, như thu ngân kiếm luôn kế toán, nhân viên bàn có thể phải làm cả những công việc dọn dẹp, vệ sinh… Lúc này chủ nhà hàng cần học cách quản lý nhà hàng tốt, phân công dàn đều công việc cho mỗi người. Tránh trường hợp một người phải làm quá nhiều việc.


    Quản lý nhà hàng cần lập ra bản nội quy, quy định riêng của nhà hàng, bất kì trường hợp nào vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm và nhận phạt. Mức phạt sẽ do bạn cùng đội ngũ nhân viên thống nhất.


    Việc quản trị nhân sự không đơn giản là tuyển nhân viên, giao việc và xem kết quả để đánh giá. Mỗi người đều có thể mạnh riêng, và cách quản lý nhà hàng tốt chính là người đứng đầu tìm ra ưu điểm của mỗi người, sắp xếp vào vị trí thích hợp.


    Quan trọng hơn cả chính là tạo được môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, đoàn kết và hỗ trợ nhau giữa các thành viên, cùng nhau cố gắng vì mục tiêu chung của nhà hàng.
    Lập quy chế bình đẳng


    Hãy phân biệt rạch ròi giữa việc công và việc tư. Với tư cách chủ nhà hàng, quản lý nhà hàng bạn cần xử lý công việc với một cái đầu lạnh, công bằng và bình đẳng.


    Quản lý nhà hàng ăn uống cần nghiêm túc phê bình khi nhân viên mắc sai lầm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà có những cách trách phạt cho phù hợp. Ví dụ như: khiển trách, kiểm điểm trước toàn thể nhà hàng, trừ lương, và mức nặng nhất là đuổi việc.


    Quan ly nha hang nhung buoc di thong minh P1


    Bên cạnh đó, cũng đừng quên khen thưởng những nhân viên làm việc chăm chỉ, có thành tích xuất sắc trong công việc nhé.


    Việc ra lệnh người khác không phải là cách làm hay. Có thể nhân viên sẽ nghe lời và thực hiện tốt công việc đó nhưng họ không cảm thấy thoải mái, làm cho xong việc và không muốn cố gắng hơn nữa.


    Lưu ý một điều rằng, thái độ của bạn với nhân viên của mình sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và năng suất làm việc của họ. Cách tốt nhất là hãy ứng xử khéo léo hơn, đừng cao giọng ra lệnh, bắt nhân viên làm việc này việc kia; hoặc miệt thị họ khi họ làm sai. Điều này chỉ khiến nhân viên của bạn không phục, chán nản, thậm chí thấy bất mãn với công việc hơn.


    Cao giọng phê phán người khác không nâng tầm địa vị của bạn, mà chỉ khiến nhân viên không phục, chán nản, thậm chí là bất mãn với công việc hơn mà thôi.
     

Chia sẻ trang này