1. xenuocmiavn

    xenuocmiavnMember

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2013
    Bài viết:
    34

    Máy ép nước mía: những nguy cơ tiềm ẩn gây tàn phế cho đôi bàn tay

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi xenuocmiavn, 14 Tháng tư 2014.

    Máy ép nước mía: những nguy cơ tiềm ẩn gây tàn phế cho đôi bàn tay


    Chiều phòng cấp cứu nhận một trường hợp bé trai 14 tuổi gương mặt tái nhợt vì đau đớn, bàn tay ướt đẫm máu. Sau khi làm sạch bớt máu, dưới mắt mọi người là cảnh tượng kinh khủng: các ngón tay mô mềm bị dập nát lòi gân và xương, riêng ngón thứ 3 tái nhợt, xương dập nát. Sau khi gây mê và thám sát lại một lần nữa tại phòng mổ ngón thứ ba đành phải bỏ nửa ngón.

    Các ngón còn lại được xuyên kim cố định xương và khâu che gân. Tuy nhiên người nhà và bệnh nhân vẫn được giải thích là bàn tay sẽ phải được theo dõi sát sao vì nguy cơ hoại tử do thiếu máu nuôi vì tắc mạch vẫn còn có thể xảy ra. Nguyên nhân của vết thương bàn tay nặng nề như vậy là do bé giúp mẹ lau máy ép nước mía nhưng quên tắc công tắc điện nên hai ống ru lô cuốn các ngón tay vào giống như người ta ép cây mía để lấy nước.

    Tai nạn do máy ép nước mía gây ra ở bàn tay có một thời gian xảy ra khá nhiều, nhất là khi người ta dung điện để chạy máy. Những nguyên nhân hay thấy là do cố đút cây mía đã ép nhiều lần và được gập lại 2-3 lần để cố ép hết nước trong cây mía hoặc là khi lau chùi máy ép mà quên tắt điện. Những nguyên nhân gây ra vết thương bàn tay nặng nề tương tự máy ép nước mía là các công nhân làm trong các xưởng ép đế giày, ép giấy, cuộn giấy. Tai nạn thường do họ bỏ ngoài tai các nguyên tắc an toàn lao động hay do bất cẩn đút tay vào trong máy.

    Tổn thương kiểu này rất nặng nề vì bàn tay bị ép dẹp, không những xương bị nát vụn mà quan trọng hơn là các mạch máu và thần kinh bị dập nát gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dẫn tới phải cắt bỏ ngón tay hay toàn bộ bàn tay. Mặt khác, tay bị thương thường là tay thuận nên việc quay trở lại cuộc sống bình thường khá khó khăn.

    Cuộc sống công nhân đã vất vả, nếu bị vết thương bàn tay kiểu như vậy thì thật hết sức khó khăn trong vấn đề điều trị cũng như tái hòa nhập ào cuộc sống cộng đồng sau khi đã lành vết thương. Gần như tất cả công nhân bị như vậy đều phải bỏ nghề làm việc khác hay trở nên thất nghiệp vì bàn tay đã bị hư. Loại tai nạn kiểu này có nhiều không? Nếu đi dạo một vòng các phòng cấp cứu của các bệnh viện lớn chúng ta có thể thấy gần như mỗi ngày đều có loại vết thương kiểu này. Di chứng để lại hết sức nặng nề đến nỗi các bác sĩ chỉnh hình khi nghe báo có vết thương kiểu này ai cũng phải thở dài một tiếng vì nhìn thấy một tương lai tăm tối cho bàn tay của bệnh nhân.

    Chưa bao giờ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh lại hết sức đúng như trong trường hợp này. Nhưng điều mà tác giả ưu tư nhất lại là có bao nhiêu công nhân hay những người bán nước mía biết được điều này để mà phòng tránh? Vì lẽ đơn giản người đọc báo thì không nằm trong nhóm có nguy cơ, người nằm trong nhóm có nguy cơ thì vì sự vất vả mưu sinh mà báo chí đôi khi trở thành hàng xa xỉ phẩm.
     

Chia sẻ trang này