1. anhtran

    anhtranThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2015
    Bài viết:
    294

    Toàn Quốc Kỹ năng cần thiết của người quản lý nhà hàng

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi anhtran, 25 Tháng mười một 2015.

    Khi nhắc đến tuyển dụng trong nhà hàng, mọi người vẫn thường chỉ nghĩ đến những vị trí như nhân viên bàn, đầu bếp. Nhưng còn một vị trí không kém phần quan trọng đó là quản lý nhà hàng. Đâu là những tiêu chí, kỹ năng cần thiết để bạn có thể đánh giá và lựa chọn, hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

    >> Xem thêm : hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết giảm thiểu tối đa rủi ro


    Kiểm soát căng thẳng


    Bất kì vị trí quản lý trong mọi lĩnh vực, không riêng gì quản lý nhà hàng, họ phải chịu rất nhiều áp lực. Từ phía chủ nhà hàng, từ khách hàng và còn từ chính nhân viên nữa. Tình trạng căng thẳng là khó tránh khỏi. Khi căng thẳng, quản lý nhà hàng rất dễ mất bình tĩnh và gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Hơn thế, thái độ của người quản lý lại có tác động tới những nhân viên và lại gián tiếp ảnh hưởng đến khách hàng.


    Nếu vị trí quản lý thuộc về một người đã từng làm ở nhà hàng thì chủ nhà hàng rất dễ đánh giá về khả năng chịu đựng áp lực của họ. Tuy nhiên, chúng ta đang đặt trường hợp là bạn tuyển một quản lý nhà hàng. Đầu tiên, hãy xem xét hồ sơ của họ, kinh nghiệm ở những vị trí tương đương là điều bạn cần kiểm tra. Kế đến là tuổi tác, những người lớn tuổi từng trải và biết cách vượt qua căng thẳng. Tất nhiên, những định hướng này cũng chỉ mang tính tương đối nhất định
    Khả năng quan sát


    Một nhà hàng với lượng người vào ra tấp nập, đội ngũ nhân viên đông đảo, họ phải bao quát cả một nhà hàng rộng lớn như vậy. Ngay cả khi, nhà hàng của bạn có lắp đặt hệ thống giám sát, người quản lý cũng không thể phó mặc toàn bộ cho máy móc. Bởi các tình huống phát sinh là không thể kiểm soát. Do đó, khả năng quan sát là một yếu tố không thể thiếu đối với người quản lý nhà hàng.

    Dù không phải thiên vị, nhưng ở lĩnh vực này, những ứng viên nữ giới có phần được ưu ái hơn. Đây là đặc điểm thuộc về bản năng của con người khi từ thời nguyên thuỷ phụ nữ đảm nhiệm vai trò hái lượm và coi sóc nhà cửa, nên tầm quan sát của họ tốt hơn. Không chỉ vậy, nữ giới thường nhạy cảm và có cách giải quyết mềm dẻo hơn với những vấn đề phát sinh đột xuất.
    Kỹ năng giao tiếp

    Công việc của người quản lý nhà hàng là làm việc với con người, do đó kỹ năng giao tiếp là một tiêu chí không phải bàn cãi. Cụ thể giao tiếp gồm phần nghe và nói, nhưng ở đây chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến khả năng truyền đạt của người quản lý.

    Ky nang can thiet cua nguoi quan ly nha hang

    Ai cũng công nhận rằng người quản lý có kiến thức và kinh nghiệm hơn hẳn các nhân viên. Có thể đó là thành quả từ quá trình tích luỹ kinh nghiệm hay khi tham gia các lớp học quản lý nhà hàng. Họ biết rất nhiều về các kiến thức này, nhưng khi tiếp xúc, giao việc hay đào tạo nhân viên, điều quan trọng là họ phải biết cách làm sao để những điều đó trở nên dễ hiểu. Bởi những nhân viên này thường là không được đào tạo chuyên nghiệp.

    Để kiểm tra khả năng diễn đạt của họ, bạn hãy bắt đầu với những khái niệm phổ biến để kiểm tra kiến thức. Sau đó nâng dần độ khó với các câu hỏi phức tạp hơn. Nếu họ có thể trình bày mạch lạ với bạn thì họ cũng sẽ làm được tương tự với các nhân viên. Thêm vào đó, đưa ra một số tình huống trong môi trường kinh doanh và để họ đưa ra cách giải quyết. Bài kiểm tra này sẽ đánh giá mức độ nhạy cảm và khả năng xử lý tình huống của ứng viên.
    Khả năng lắng nghe

    Con người có đôi ta nhưng chỉ một miệng, và đó là lý do bạn phải nghe nhiều hơn nói. Giữa một môi trường đông người như ở nhà hàng, việc tiếp nhận các ý kiến từ dưới đã là một phần tất yếu của người quản lý nhà hàng. Họ phải biết cách chắt lọc những ý chính để đưa ra những phản ứng kịp thời. Việc lắng nghe không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng tam sao thất bản, hệ quả là một quyết định sai lầm sẽ làm việc kinh doanh nhà hàng tụt dốc.

    Để thẩm định khả năng này những tình huống dạng case study sẽ là thước đ khá chuẩn. Với một bảng miêu tả tình huống dài, ứng viên phải biết cách chọn lọc thông tin để đưa ra câu trả lời. Bạn nên giới hạn thời gian để đánh giá được chính xác hơn.
     

Chia sẻ trang này