1. zubiii

    zubiiiThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    12 Tháng năm 2014
    Bài viết:
    5

    Kĩ năng chính của năng lực giao tiếp sư phạm.

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi zubiii, 26 Tháng năm 2014.

    Giao tiếp là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Những hình thức chủ yếu của công tác giáo dục và học tập diễn ra trong điều kiện giao tiếp như: giảng bài, phụ đạo, thi cử, công tác cá biệt, lao động, vui chơi... Gia su hoa khẳng đinh một điều không có giao tiếp thì hoạt động của giáo viên và học sinh không thể diễn ra. Vì vậy, người giáo viên cũng phải có năng lực giao tiếp sư phạm.


    Đó là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lí bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục.


    Năng lực giao tiếp sư phạm thường được biểu hiện ở các kĩ năng chính như:


    - Kĩ năng định hướng giao tiếp. Kĩ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài nào đó như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể (giáo viên) và đối tượng (học sinh) giao tiếp.


    - Kĩ năng định vị. Một điều quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao tiếp, đó là sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng. Do đó, một kĩ năng đảm bảo có sự đồng cảm là kĩ năng định vị. Kĩ năng này là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể “thương người như thể thương thân” và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động, thoải mái giao tiếp với mình. Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp thể hiện ở chỗ biết thu hút đối tượng, tìm ra đối tượng giao tiếp duy trì nó, xác định được hứng thú, nguyện vọng của đối tượng. Kĩ năng này còn bao gồm các kĩ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân, biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp.



    Ngoài ngôn ngữ diễn đạt, những phương tiện ngoài ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, ánh mắt... có thể bổ sung, hỗ trợ cho thái độ của người thầy giáo trong quan hệ tiếp xúc với học sinh.


    Năng lực giao tiếp sư phạm không chỉ thể hiện trong việc tiếp xúc giữa thầy và trò trong mọi mặt của hoạt động sư phạm. Trong thực tiễn hoạt động giáo dục của mình, Gia su van cho rằng thầy giáo còn có sự tiếp xúc với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với các tổ chức xã hội khác. Thông qua sự giao tiếp này, thầy giáo đóng góp công sức của mình vào việc gắn giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, làm cho giáo dục cuộc sống cùng chiều với giáo dục nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.


    Việc rèn luyện năng lực giao tiếp không tách rời với việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách. Chỉ có những giáo viên nào có nhiệt tình, tôn trọng nhân cách học sinh, thiện chí, quan tâm giúp đỡ học sinh, luôn lắng nghe và dân chủ trong giao tiếp với họ thì thường dễ dàng thiết lập quan hệ tốt với học sinh, dễ đạt điểm cao trong hoạt động sư phạm của mình.
     

Chia sẻ trang này