1. levubaoanh

    levubaoanhThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    5 Tháng mười hai 2014
    Bài viết:
    894

    Hà nội Hướng dẫn học sinh lớp 8 cách làm bài văn hấp dẫn

    Thảo luận trong 'Việc làm' bắt đầu bởi levubaoanh, 4 Tháng một 2016.

    Trong toàn bộ 6 kiểu văn bản được học thì văn thuyết minh chiếm một số lượng và khối lượng kiến thức lớn, nhiều nhất trong phân môn Tập làm văn. Sở dĩ như vậy là vì đây là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS, mặc dù nó không có nhiều trong tác phẩm văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, mà phương pháp để làm bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn đã được nhiều giáo viên và học sinh quan tâm hàng đầu. Vậy thì bài viết dưới đây của gia sư giỏi môn văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tuyệt vời cho các bạn.
    Trong toàn bộ 6 kiểu văn bản được học thì văn thuyết minh chiếm một số lượng và khối lượng kiến thức lớn, nhiều nhất trong phân môn Tập làm văn. Sở dĩ như vậy là vì đây là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS, mặc dù nó không có nhiều trong tác phẩm văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, mà phương pháp để làm bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn đã được nhiều giáo viên và học sinh quan tâm hàng đầu. Vậy thì bài viết dưới đây của gia sư giỏi môn văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tuyệt vời cho các bạn.
    Huong dan hoc sinh lop 8 cach lam bai van hap dan

    Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển biến hóa của sự vật, hiện tượng nhằm cung cấp tri thức cho con người.

    • Thứ nhất, phải có tri thức về đối tượng thuyết minh: Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất làm nên độ hấp dẫn cho bài văn thuyết minh. Bởi vì mục đích của bài văn thuyết minh chỉ là cung cấp tri thức khách quan và khoa học cho người đọc mà thôi. Như vậy là nếu không có tri thức thì không thể làm được văn thuyết minh. Nhưng để có tri thức thì các em cần phải thực hiện 3 công việc sau:
    1. Quan sát: Người viết nên hiểu quan sát ở đây là cách nhìn sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có sự phân tích. Trong văn thuyết minh, sự quan sát và phát hiện ra đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng là điều kiện cơ bản nhất để làm tốt văn thuyết minh. Nếu như bạn quan sát thấu đáo, tinh vi thì bài viết của bạn sẽ hay và hấp dẫn. Còn nếu như bạn quan sát hời hợt và không chú tâm thì bài viết của bạn sẽ nông cạn. Bài viết của bạn chính là minh chứng điển hình cho óc quan sát của bạn đến đâu. Tuy nhiên, không phải khi quan sát đối tượng cần thuyết minh thì gặp gì bạn nói nấy, hay thấy gì nói vậy mà là bạn phải "xem xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt đâu là chính, đâu là phụ" để từ đó chỉ ra được những nét đặc trưng bản chất nhất của đối tượng đó. Một nhà văn Pháp có một câu nói nổi tiếng: "Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, không ai giống ai". Câu nói ấy dạy cho chúng ta bài học về sự tỉ mỉ trong quan sát. Chỉ có quan sát thì chúng ta mới phát hiện ra được những đặc điểm bản chất - cái "hồn", nét "thần thái" của đối tượng.
    2. Tra cứu sách báo, từ điển,..: Bởi vì, các nguồn tri thức được trình bày trong từ điển và sách giáo khoa là các nguồn tài liệu chính thống nên nó sẽ đảm bảo tính chính xác của tri thức.
    3. Phân tích: phân tích để có sự sắp xếp hợp lí các bộ phận, các đặc điểm của sự vật, quan hệ giữa các bộ phận với nhau. Thực ra thì phân tích là để trả lời cho câu hỏi: đối tượng thuyết minh chia ra làm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận có đặc điểm gì? Quan hệ giữa các bộ phận ấy ra sao?
    • Thứ hai, sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Việc lựa chọn vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo nguyên tắc là: Không xa rời mục đích thuyết minh; Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; Để tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
    • Thứ ba, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Muốn cho bài văn thuyết minh được sinh động hấp dẫn, người viết có thể vận dụng một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca,...Lưu ý, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây hứng thú nhưng không làm lu mờ đối tượng thuyết minh.
    • Thứ tư, sử dụng các biện pháp để tăng tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.So sánh để làm nổ bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe.Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu. Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt. Kết hợp thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh: Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả. yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh nổi bật, gây ấn tượng và xóa tan tính khô khan của văn bản thuyết minh.
    Trên đây là một số biện pháp để có được một bài văn thuyết minh hay và hấp dẫn. Nếu như các em thấy khó khăn thì hãy chia sẻ với gia sư giỏi của chúng tôi nhé.

    TRUNG TÂM GIA SƯ BẢO ANH
    Điện thoại: 0979.271.260 cô Hà

    G+: https://plus.google.com/111529276408983363924
    Facebook: https://www.facebook.com/trungtamgiasubaoanh/

    Nguồn dẫn:http://mamnonanhhong.edu.vn/n795/huong-dan-hoc-sinh-lop-8-cach-lam-bai-van-hap-dan.aspx
     

Chia sẻ trang này