Hăm tã- Mối lo của mẹ khi chăm sóc béHăm tã là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0-2 tuổi - độ tuổi phải mặc tã thường xuyên. Đây cũng là một trong những mối lo lắng của mẹ khi chăm sóc da bé.1. Hăm tã là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhỏ Một trong những nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ là do thói quen thay tã không đúng của mẹ. Làn da bé vốn rất nhạy cảm nên dễ bị tổn thương. Khi mẹ chủ quan hoặc quên thay tã thường xuyên cho bé, chất thải của bé nằm trong tã sẽ có cơ hội tiếp xúc với da bé lâu hơn khiến cho da bé bị kích ứng dẫn đến tình trạng hăm tã. Vì vậy, tiêu chảy kéo dài chính là thời điểm bé dễ có nguy cơ bị hăm tã nhất bởi vì bé phải luôn mặc tã và làn da non nớt của bé không được bảo vệ khi liên tục tiếp xúc với những chất kích thích cũng như enzyme trong phân của bé. Chất liệu tã giấy cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong việc phòng ngừa hăm tã ở trẻ. Khi mặc tã thường xuyên, da bé liên tục cọ sát với tã nên nếu tã giấy được làm từ chất liệu thô ráp, không thấm hút tốt khiến cho sự cọ sát diễn ra mạnh hơn làm cho làn da nhạy cảm của bé bị ửng đỏ, và nặng hơn là nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực quấn tã. Ngoài ra, việc cha mẹ chăm sóc da bé không đúng cách như mặc tã cho bé quá chật, vệ sinh không sạch sau khi bé tiểu, đại tiện, thường xuyên sử dụng phấn rôm cũng dẫn đến tích tụ chất bẩn trong kẽ da ở vùng nhạy cảm, gây hăm tã. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, hăm tã sẽ lan rộng và nguy hại hơn, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn và bội nhiễm, làm cho quá trình điều trị khó khăn hơn. Vậy nên làn da non nớt của bé rất cần được chăm sóc chu đáo.2. Chăm sóc da bé đúng cách giúp bé tránh hăm tã Để bảo vệ bé khỏi chứng hăm tã, các bà mẹ cần chú ý chăm sóc da bé cẩn thận ngay từ đầu với các biện pháp đơn giản như sau: - Giữ vệ sinh cho bé luôn sạch sẽ và khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên, kiểm tra tã để thay ngay cả ban đêm. - Ngay sau khi bé đi vệ sinh thì rửa sạch bằng nước ấm, rồi dùng khăn bông mềm để thấm khô cho bé, tránh chà xát, gây tổn thương cho làn da của bé. - Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt và lưu ý chọn chất liệu mềm mại, sản xuất an toàn và không độc hại. - Chọn số của tã phù hợp với cơ thể bé và nên mặc tã vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng da nhạy cảm của bé được thông thoáng. - Sau khi tắm cho bé, sử dụng thuốc mỡ an toàn để ngăn ngừa hăm tã.Dùng thuốc mỡ thường xuyên sau khi tắm cho bé để ngăn ngừa hăm tã3. Cách xử lý khi bé bị hăm tã Khi tình trạng hăm tã xuất hiện thì mẹ nên nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô, bôi thêm thuốc mỡ chứa Dexpanthenol & Lanolin sau mỗi lần thay tã. Hoạt chất Lanolin có trong mỡ cừu tự nhiên, giúp tạo màng phân cách giữa da bé với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân. Bên cạnh đó, hoạt chất Dexpanthenol dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé. Tác động kép Dexpanthenol và Lanolin tạo môi trường thích hợp để đẩy nhanh quá trình lành bệnh tự nhiên, giúp bé có thể tránh khỏi chứng hăm tã. Mẹ cũng nên lưu ý kỹ nguyên nhân gây hăm tã để có phương pháp chăm sóc da bé đúng cách, giúp bé luôn thoải mái và an toàn.