1. 43factory

    43factoryThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    1 Tháng chín 2020
    Bài viết:
    181

    Đà Nẵng Giới thiệu chung về chuỗi giá trị của cà phê Burundi

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi 43factory, 30 Tháng mười hai 2020.

    Nông dân ở Burundi phần lớn là các nông hộ nhỏ với diện tích canh tác khoảng 1ha. Nông dân đưa cà phê tươi sau thu hoạch đến các trạm sơ chế hoặc đơn vị xuất khẩu để xử lý và sấy khô trước khi đóng gói bán ra thị trường.

    Gioi thieu chung ve chuoi gia tri cua ca phe Burundi

    GIỚI THIỆU CHUNG

    Cà phê đến với Burundi thông qua thực dân Bỉ vào những năm 1930 và là mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này kể từ đó. Cà phê tại đây được bán với giá thấp, một phần do tình hình bất ổn tại đây.

    Burundi là đất nước có lịch sử đầy biến động. Đất nước này phải chịu sự bất ổn gần như liên tục kể từ khi giành được độc lập vào năm 1962. Từng có hai cuộc nội chiến, một số cuộc đảo chính và diệt chúng khiến đất nước kém phát triển và là một trong nước nghèo nhất thế giới. Đất nước chủ yếu là nông thôn, với 13% dân số sống ở khu vực thành thị. Điều này dẫn đến việc nông nghiệp trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của dân cư Burundi. Khoảng 90% nền nông nghiệp hiện này là canh tác tự cung tự cấp.

    >> Tìm hiểu thêm về Nước pha cà phê Đà Nẵng đang được người dùng cực quan tâm để hiểu vì sao cà phê ở 43 Factory lại trở nên đặc biệt


    Trong những năm 1980 do Ngân hàng Thế giới tài trợ quy mô lớn, năng lực sản xuất cà phê chất lượng của quốc gia này đã tăng đáng kể với việc xây dựng khoảng 150 trạm chế biến. Tuy nhiên, tiềm năng sản xuất chỉ được khai thác hiêu quả vào năm 2007, khi USAID thực hiện một dự án kéo dài 5 năm nhằm giới thiệu cà phê Burundi đến các thị trường cà phê mới, cùng với việc cử các chuyên gia tư vấn nông học trên khắp đất nước đến làm việc và hỗ trợ kiến thức cho nông dân về các phương pháp tốt nhất hiện đại.

    Trong những năm 2000, với động lực từ hoạt động tái thiết thành công của Rwanda từ cà phê, ngành công nghiệp này tại Burundi đã chứng kiến sự gia tăng đầu tư và phát triển lành mạnh nhờ những động tái tích cực từ các công ty tư nhân và nhà nước. Từ đó giúp Burundi khẳng định mình là một quốc gia trồng cà phê mới nổi của châu Phi, mặc dù quy mô nhỏ và lịch sử đầy biến động.

    Vào năm 2008, chính phủ đã gần như chấm dứt sự phát triển của ngành cà phê bằng việc thành lập hai tổ chức quản lý: Cơ quản quản lý ngành cà phê (ARFIC) và Intercafe Burundi. Mục đích chính của hai tổ chức này là đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm tạo ra một ngành công nghiệp bền vững và cạnh tranh hơn. ARFIC là cơ quan quản lý và giám sát; Intercafe Burundi lại chịu trách nhiệm về các hoạt động vận hành của ngành. Sản xuất cà phê ở Burundi chủ yếu được quản lý bởi các tổ chức Hợp tác xa hoặc trạm sơ chế tư nhân. Phần lớn sản lượng cà phê là giống Bourbon, được chế biến bằng phương pháp ướt; một lượng nhỏ được khai thác bằng phương pháp chế biến tự nhiên. Cà phê ở Burundi phần lớn được canh tác ở độ cao 1.250 – 2.000 mét so với mực nước biển.

    Ở Burundi, đa phần nông dân trồng cà phê chung với các cây lương thực khác nhằm tự chủ tiêu dùng và đảm bảo sinh kế. Nông dân ở đây sống với mô hình tự cung tự cấp, và cà phê là nguồn thu nhập chính của họ. Nông dân quản lý quy mô trồng trọt dựa vào số lượng cây trồng, thường ở mức từ 250-300 cây. Duy trì và phát triển canh tác cây là phê được xem là công việc chung của các thành viên trong gia đình.

    Gioi thieu chung ve chuoi gia tri cua ca phe Burundi

    THÁCH THỨC

    Sản xuất cà phê ở Burundi chịu nhiều thiệt hai do các cuộc xung đột trong nước. Những cuộc xung đột này khiến nhiều người dân phải phải rời đi, bỏ lại nhà cửa và hoa màu.

    GIỐNG CÂY TRỒNG

    Cây cà phê chủ yếu tại Burundi là giống Bourbon, và phần lớn là Arabica, rất ít sản lượng thuộc về Robusta.

    >> Khám phá thêm về Thuê chỗ ngồi làm việc Đà NẵngKhông gian cà phê làm việc tại Đà Nẵng đang được người dùng cực quan tâm trong thời gian vừa qua.


    THU HOẠCH

    Mùa vụ ở Burundi thường kéo dài từ cuối tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Các đơn vị xuất khẩu chú trọng các sản phẩm được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7. Trái cà phê được hái ở những con đèo, dưới bàn tay của những người nông dân có nhận thức cao về việc thu hoạch cà phê chín. Cà phê sau đó sẽ được phân loại. Quy mô của các trang trại rất nhỏ và việc hái cà phê do tự thân các hộ gia đình thực hiện. Tương tự một số quốc gia láng giềng, Burundi sản xuất mặc định với đơn vị microlot và cà phê thường được bán dưới tên gọi của các trạm sơ chế.

    CHẾ BIẾN

    Cà phê thường được phân loại thủ công sau khi thu hoạch. Tại nhiều trạm, nông dân sử dụng hệ thống phân loại để loại bỏ những trái cà phê xấu và hỏng. Sau đó, chúng được sẽ được xát để loại bỏ lớp thịt quả, lên men, rửa và sấy trên giàn phơi. Quá trình sấy có thể mất một thời gian dài vì tác động của nhiệt độ và lượng mưa trong thời gian thu hoạch.

    NGHIỀN VÀ LÊN MEN TRUYỀN THỐNG

    Cà phê thường được sơ chế theo phương pháp truyền thống. Khí hậu nơi đây tương đối mát mẻ suốt cả năm và là điều kiện thuận lợi để kiểm soát quá trình lên men. Sau khi trái cà phê được loại bỏ lớp thịt quả bằng máy nghiền 3 đĩa truyền thống sẽ được phân loại thành 3 loại: A, B, C. Cà phê được lên men khô trong tối đa là 16 tiếng, tuỳ thuộc vào nhiệt độ khí hậu thời điểm thực hiện. Cà phê sau đó được rửa sạch và phân loại một lần nữa trong các kênh nước và ngâm trong bể từ 12 – 20 giờ. Cà phê tiếp tục được đem đi sấy khô trên các giàn phơi và phân loại thủ công.

    SẤY KHÔ VÀ PHÂN LOẠI

    Cà phê chủ yếu được phơi khô trên giàn cao khoảng 20 ngày. Khí hậu mát mẻ và tương đối ổn định ở Burundi, một số nơi có mưa. Điều này khiến kéo dài thời gian của quá trình sấy.

    Nguồn : https:/43factory.coffee/our-stories/burundi/
     

Chia sẻ trang này