1. chuyentienquocte

    chuyentienquocteThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2016
    Bài viết:
    89
    Số điện thoại:
    0967765844

    Toàn Quốc Giới đầu tư cần cân nhắc trước lời nói các ngân hàng trung ương?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi chuyentienquocte, 13 Tháng tám 2016.


    Chuyển tiền quốc tế TPTrans chia sẻ bài viết Giới đầu tư đừng nên nghe những gì các ngân hàng trung ương nói?

    Gói kích thích mới nhất không như kỳ vọng của Nhật Bản cũng là lời nhắc nhở cho giới đầu tư rằng các nhà làm chính sách trên toàn cầu chỉ còn rất ít công cụ để thúc đẩy tăng trưởng.

    Gioi dau tu can can nhac truoc loi noi cac ngan hang trung uong

    Suốt vài ngày qua, các cơ quan phụ trách tài khóa và tiền tệ trên thế giới đã công bố nhiều kế hoạch hơn nhằm thúc đẩy lạm phát nói riêng và gia tăng niềm hy vọng vào kinh tế nói chung. Tuy nhiên, vào hôm thứ Ba tuần trước, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói k��ch thích tài khóa chỉ có 274 tỷ USD, mặc dù trước đó Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết họ sẽ tăng gần gấp đôi lượng quỹ ETF mua vào lên gần 60 tỷ USD.


    Thế là họ đã được tưởng thưởng bằng một đồng JPY mạnh hơn, và sắc đỏ tràn ngập trên các bảng điện của cả thị trường cổ phiếu lẫn trái phiếu toàn cầu. Nhìn chung, các thị trường khá thất vọng vì các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã không sẵn lòng làm nhiều hơn nữa để khởi động lại nền kinh tế đã trì trệ quá lâu này.

    Nhật Bản đã thử “phương thuốc” này hàng chục lần trong suốt 1/4 thế kỷ qua, và thường đạt được những kết quả tương tự - có lẽ là sự hồi phục tạm thời của các hoạt động kinh tế, rồi cuối cùng cũng quay ngược về lại tốc độ tăng trưởng ảm đạm như trước. Mặc cho tất cả các biện pháp kích thích, nền kinh tế này vẫn chỉ tăng trưởng 1%/năm.

    “Nói một cách ngắn gọn, kế hoạch kích thích tài khóa và tiền tệ của Nhật Bản trong những ngày qua là đáng thất vọng”, Christopher Vecchio, chuyên gia phân tích tiền tệ tại DailyFX, lên tiếng. “Mặc dù vậy, lỗi là ở các nhà làm chính sách tài khóa, chứ không phải là do BOJ. Những gì BOJ đã/đang làm hầu như không gây ra ảnh hưởng trừ khi các biện pháp này được khuếch đại bởi một sự phản ứng diễn ra đồng thời với chính sách tài khóa. Giờ đây chúng ta biết rằng sự phản ứng mạnh mẽ ấy sẽ không đến”.

    Tuy nhiên, ngay cả các biện pháp kích thích của ngân hàng trung ương được xem là lớn nhất thế giới dường như cũng đang phát huy hiệu quả rất ít.

    Ở Mỹ, nhiều gói kích thích khác nhau suốt nhiều năm qua cũng không đạt được những kết quả ngoại lệ. Gói khuyến khích chi tiêu 830 tỷ USD trong năm 2009, 7 năm giữ lãi suất ở mức gần như là zero và khoảng 3.7 ngàn tỷ USD được in thêm – hay còn được gọi là nới lỏng định lượng (QE) – chưa thể giúp nền kinh tế đạt nổi mức tăng trưởng trên 3% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay.

    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giờ đây cũng nhận thấy rằng chính họ cũng đang gặp vấn đề về sự tín nhiệm, theo đó giới đầu tư không những nghi ngờ về khả năng thúc đẩy nền kinh tế mà còn đặt ra những câu hỏi về tính chân thực trong các bài phát biểu về chính sách và sự nhạy bén mang tính dự báo, cũng như những hoài nghi về việc liệu Fed có thể đưa ra những động thái phù hợp hay không nếu như xuất hiện một cuộc khủng hoảng bất ngờ.

    “Fed đang đối mặt với một vấn đề tương tự: những năm trì trệ do chính sách tài khóa đồng nghĩa với việc bất kỳ sự nới lỏng mới nào do Fed thực hiện cũng sẽ ít tác động đến những lĩnh vực vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Veccho nói. “Hãy xem nền kinh tế như là một chiếc xe: chính sách tài khóa là động cơ, còn chính sách tiền tệ là dầu bôi trơn cho hộp số. Nếu động cơ bị tắt, hay không khởi động đúng cách thì cho dù bạn đang dùng loại dầu gì đi nữa cũng không quan trọng, chiếc xe vẫn sẽ không chạy”.

    Tuy vậy, các nhà làm chính sách tiền tệ đang tiếp tục tìm cách để tăng tốc động cơ.

    Khoảng 11.5 ngàn tỷ USD nợ công giờ đây đang có lãi suất âm. Thêm hàng ngàn tỷ khác được hưởng lợi suất chỉ cao hơn mức zero một chút hay cho thấy hiệu quả thấp hơn nhiều so với mức bình quân trong lịch sử.

    Tình hình nợ cho lợi suất thấp đã trở nên cực đoan đến nỗi hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch hôm thứ Ba vừa qua đã cảnh báo rằng việc mang lợi suất về lại các mức của năm 2011 có thể khiến cho giới đầu tư mất 3.8 ngàn tỷ USD. Những thua lỗ ấy sẽ đến dưới dạng giảm giá là chính, bởi vì giá cả sẽ giảm khi lãi suất tăng. Món nợ có lợi suất thấp ấy lại đang được giới đầu tư thuộc các tổ chức nắm giữ gần như độc quyền, nghĩa là nó chứa những rủi ro mang tính hệ thống.

    Ở Mỹ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang xoay quanh mức 1.5%, khiến cho tiền đang có nhiều cơ hội chảy vào các cổ phiếu đầy rủi ro, nhưng lại không khuyến khích mọi người đổ tiền vào kinh doanh với một tỷ lệ tương tự.

    “Sau tất cả những gói QE, sau những đợt gia tăng của trái phiếu trên toàn cầu, dường như không có gì là liều thuốc giải cho đà tăng trưởng thấp và ì ạch cả ở Mỹ lẫn các quốc gia phát triển khác. Chúng ta đang phải đối mặt với khả năng trở thành giống như Nhật Bản của Mỹ”, Marilyn Cohen, CEO của Envision Capital Management, nói với khách hàng.

    Lời khuyên của Cohen dành cho khách hàng là tượng trưng cho một điệp khúc đang trở nên phổ biến, trong đó mọi người tin rằng những động thái của các ngân hàng trung ương là hoàn toàn theo ý riêng của họ.

    “Trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng đừng nên bao giờ nghe Fed nói. Hãy che tai và có thể là bịt cả mũi lại – Fed này và Fed của họ nói là không hề liên quan gì với nhau, hoàn toàn lạc điệu đến mức mà chúng ta chỉ nên xem những lời nói của họ như tạp âm. Trong quá khứ, câu nói ‘Đừng đấu với Fed’ là những lời đáng tin. Còn bây giờ thì không”, bà nói./.

    >>>> xem thêm:

    Dịch vụ chuyển tiền quốc tế uy tín nhất

    Giá dầu "sắp lên đỉnh" 3 tuần sau nhận định của Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út
     

Chia sẻ trang này