1. thanhluong1012

    thanhluong1012Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    10 Tháng mười hai 2014
    Bài viết:
    28

    Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi thanhluong1012, 7 Tháng tư 2015.

    Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914) là thuật ngữ được sử dụng bởi một số nhà sử học để miêu tả giai đoạn thứ hai của Cuộc cách mạng công nghiệp. Vì thời kỳ này đi liền với sự nổi lên của các cường quốc công nghiệp khác bên cạnh nước Anh, đó là Đức và Hoa Kỳ, thuật ngữ này được dùng nhằm nhấn mạnh đóng góp của các quốc gia này và có thể, còn là để hạ thấp vai trò của nước Anh.

    Thời gian này có sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được phát triển, các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải và giải trí gồm rạp chiếu phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân chúng và tạo nhiều công ăn việc làm. Sự phát triển mau lẹ này, tuy vậy, là yếu tố đưa đến thời gian trì trệ những năm 1873-1896 và giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản tài chính độc quyền sau này.
    Có lẽ năm 1871 được chọn là năm bắt đầu của giai đoạn hai này vì sự ra đời của nước Đức thống nhất sau chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871). Sau chiến tranh, nước Đức thực sự trở thành một cường quốc hùng mạnh không chỉ ở Châu Âu mà còn trên tầm thế giới. Cũng thời gian này, Hoa Kỳ đã vượt Anh quốc trở thành quốc gia công nghiệp số một toàn cầu.

    Cach mang cong nghiep lan thu hai

    Có thể nói mầm mống của giai đoạn này từ giữa thế kỷ 19 với sự lớn mạnh của đường sắt và tàu biển động cơ hơi nước.

    Ở Hoa Kỳ, Cách mạng công nghiệp lần hai gắn liền với quá trình điện khí hóa mà những nhà tiên phong là Nikola Tesla, Thomas Alva Edison, George Westinghouse và sự áp dụng quản lý dựa trên cơ sở khoa học bởi Frederick Winslow Taylor.
    Đế chế Đức thay thế Anh quốc trở thành quốc gia dẫn đầu Châu Âu về công nghiệp. Có được vị trí này là nhờ ba yếu tố:

    Đức tiến hành công nghiệp hóa sau Anh, nên đúc rút những kinh nghiệm của nước Anh, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền của và công sức. Cũng nhờ đi sau, Đức sử dụng những công nghệ mới nhất, trong khi đó, người Anh vẫn sử dụng những công nghệ đắt đỏ và lạc hậu, họ không thể (có thể cả không muốn) áp dụng những thành quả từ chính quá trình phát triển của họ.
    Trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học, người Đức đầu tư lớn hơn Anh.
    Hệ thống các-ten kiểu Đức – liên minh độc quyền tập trung ở mức độ rất cao cho phép sử dụng hiệu quả nguồn tư bản linh động.
    Một số tin rằng bồi thường chiến phí từ Pháp sau khi đánh bại nước này trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đã cung cấp vốn đầu tư cần thiết để cho phép đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như đường xe lửa. Điều này cung cấp một thị trường rộng lớn cho các cải tiến sản phẩm thép và giao thông vận tải ngay khi hoàn thành. Sự sáp nhập vùng Alsace-Lorraine cũng mang lại cho nước Đức một số nhà máy lớn.
     

Chia sẻ trang này