Ai là người cần đóng phí bảo trì tòa nhà Phí bảo trì tòa nhà chung cư theo quy định của pháp luật thì có 3 đối tượng cụ thể như sau:Cư dân: Cư dân chính là những người đang sinh sống trong tòa nhà. Do đó, họ có trách nhiệm cải thiện, bảo trì cũng như nâng cấp hiện trạng của tòa nhà. Điều này cũng giúp họ đảm bảo được sự an toàn của bản thân cũng như toàn bộ chung cư.Chủ đầu tư: Không chỉ cư dân sinh sống tại tòa nhà mà bản thân chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm đóng khoản phí bảo trì tòa nhà chung cư đối với phần dịch tích mà họ cho thuê hoặc bán. Khoản phí này sẽ được tình vào tiền mua bán trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận khác của 2 bên. Đối với những căn hộ chưa bán hoặc chưa có chủ sở hữu thì chủ đầu tư sẽ là người buộc phải đóng khoản phí này.Chủ sở hữu nhà chung cư: Trong trường hợp nếu như phí bảo trì chung cư không đủ để thực hiện các phần bảo trì của phần diện tích sở hữu chung. Thì chủ sở hữu nhà chung cư sẽ đóng góp thêm kinh phí tương đương với phần diện tích mà họ sở hữu. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Tùy theo từng chung cư mà ban quản trị sẽ có cuộc họp để thống nhất các mức phí cần đóng.Thời điểm nộp phí bảo trì chung cưTheo quy định rõ trong điều 108 luật Nhà ở thì người thuê và mua căn hộ sẽ phải đóng chi phí bảo trì tòa nhà chung cư khi nhận bàn giao. Về phần chủ sở hữu nhà chung cư, chưa có quy định cụ thể về thời điểm nộp phí bảo trì chung cư đối với đối tượng này.=> Xem thêm về Phí quản lý toà nhà chung cư tại đâyPhí bảo trì chung cư được sử dụng như thế nào? Phí bảo trì căn hộ nhà chung cư sẽ do quản trị quản lý theo quy định của nhà nước. Phí bảo trì tòa nhà chung cư được sử dụng để phục vụ cho hoạt động chung trong khu chung cư gồm:Thang máy,Hệ thống điện nước,Hệ thống thông tin liên lạcThiết bị trong phòng cháy chữa cháy,Xử lý các vấn đề tắc nghẽn cống thoát nước, chất thải sinh hoạt